Bootstrap Slider
Bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc chiến chống COVID-19

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, cần bảo vệ doanh nghiệp như bảo vệ “đồng đội”. Phải chắt chiu từng cơ hội cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thời COVID-19.

Bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc chiến chống COVID19

Ảnh minh họa

Không “đẻ” thêm quy định gây cản trở

Dù phản ánh nhiều nhưng tình trạng ách tắc trong lưu thông hàng hóa vẫn diễn ra. Ông thấy sao khi vừa qua Bộ GTVT ra văn bản nêu đích danh các tỉnh, thành và đề nghị thống nhất trong triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa?

Việc Bộ GTVT có văn bản đề nghị các tỉnh, thành bãi bỏ quy định gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa hoàn toàn hợp lý. Điều này cũng có thể phải rút kinh nghiệm cho tất cả các quy định tương tự khác. Về nguyên tắc, cái gì hạn chế quyền của người dân và doanh nghiệp, phải quy định trong luật. Vừa qua, Quốc hội đã ban hành nghị quyết, cho phép Chính phủ được thực hiện một số quy định khác luật để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Để tạo thống nhất trong tổ chức thực hiện, Chính phủ nên đưa ra một quy định khung, chẳng hạn Chỉ thị 16, hay 16+ là cộng những gì. Các địa phương căn cứ vào đó để thực hiện chứ không “đẻ” thêm quy định khác. Các tỉnh, thành chỉ được quy định khác khi Chính phủ cho phép. Nếu cứ tự đặt ra quy định “ngăn sông cấm chợ” là vi phạm pháp luật.

Đối với các tuyến quốc lộ việc quản lý thuộc về Trung ương, địa phương không thể cứ thích ngăn thì ngăn, cấm thì cấm? Cần Thơ quy định gây khó cho các doanh nghiệp có xin phép không? Đưa ra quy định như vậy mà không xin phép Chính phủ thì không được, mà nếu có xin phép, tôi tin Chính phủ cũng không đồng ý.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa qua đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về lưu thông hàng hóa, trên tinh thần hàng hóa nào cũng là thiết yếu. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Lâu nay chúng ta nói đến chuỗi cung ứng với hàng hóa thiết yếu nhưng tất cả quy trình sản xuất là chuỗi cung ứng. Có thể sản phẩm cuối cùng mới là thiết yếu, còn nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm đó lại không được quy định trong danh mục thiết yếu. Nhưng nếu không có nguyên vật liệu đó sẽ không thể làm ra sản phẩm thiết yếu. Ví dụ, bao bì không phải mặt hàng thiết yếu, nhưng nó phục vụ cho đóng gói mỳ tôm lại là hàng thiết yếu.

Để không xảy ra lây nhiễm dịch bệnh, nên quản lý chặt lái xe, chẳng hạn yêu cầu họ không được bước ra ngoài xe, còn hàng hóa cứ để đó. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, bảo vệ sản xuất quan trọng không kém bảo vệ sinh mệnh của người dân. Bởi đó là sinh kế, là cuộc sống của người dân.

Vì vậy, ưu tiên chống dịch nhưng trong điều kiện cho phép, cần mở cửa cho sản xuất kinh doanh để duy trì sinh kế của người dân. Trên cơ sở đó tạo ra sản phẩm xã hội, tránh đứt gẫy chuỗi sản xuất bảo vệ môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Thủ tướng làm “tư lệnh” sẽ hiệu quả hơn

Sau khi Thủ tướng Chính phủ được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch, theo ông, điều này có tạo ra chuyển biến đáng kể trong thời gian tới?

Việc phân công Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch thay Phó Thủ tướng là phù hợp. “Tư lệnh” cả một chiến dịch lớn phải có đầy đủ thẩm quyền quyết định, điều hành. Vì công tác chỉ đạo chống dịch bao trùm, không chỉ một việc mà liên quan đến tất cả, bao gồm những vấn đề về dịch bệnh, y tế, kinh tế, ngân sách, lực lượng quân đội, công an đều được huy động tham gia.

Ông thấy sao khi vừa qua có Bí thư Tỉnh ủy tuyên bố, nếu để dân đói sẽ xin từ chức?

Điều này rất đúng và cũng thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên không chỉ để dân đói, cả trong trường hợp để dân mất sinh kế trong khi vẫn có thể duy trì được, cũng phải xem là không hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều địa phương vì ưu tiên chống dịch mà bỏ mặc sản xuất kinh doanh cũng không được, không đảm bảo sự ổn định lâu dài.

Chống COVID-19 là cuộc chiến toàn diện, trong đó có cả vấn đề kinh tế. Người dân cũng phải có cái ăn, cái mặc mới chống dịch được. Chúng ta chưa thể biết đến bao giờ dịch dừng lại, thậm chí khi dừng lại vẫn có thể bùng phát. Cho nên, sống chung với COVID-19 vẫn phải coi là một phương châm.

Trong bối cảnh khó khăn, phải cố gắng tối đa duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Điều quan trọng là, gắn liền với yêu cầu phòng chống dịch, phải chắt chiu từng cơ hội sản xuất, kinh doanh thời COVID-19.

Cảm ơn ông.

Theo VASEP

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Long Phú (Sóc Trăng): Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục được giữ vững

Long Phú (Sóc Trăng): Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục được giữ vững

Xuất khẩu tôm - Điểm sáng của ngành thủy sản

7 tháng đầu năm nay, sản lượng tôm xuất khẩu ước đạt 240.000 tấn, với giá trị gần 2,2 tỷ USD, tăng gần 16% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm...

Giá tôm hùm giảm sốc tới hơn 1 triệu đồng/kg vẫn khó bán, người nuôi khóc ròng

Do giai đoạn này là vụ chính cộng với việc giá mồi tăng cao nhiều hộ khó lòng duy trì, buộc phải bán ra với giá rẻ.

Bộ Công Thương đề xuất hàng hóa cần vận chuyển được lưu thông bình thường

Bộ Công Thương đề xuất hàng hóa cần vận chuyển được lưu thông bình thường

VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2019 đạt 7,1 tỷ USD

Theo Thống kê của Hải quan, tính đến giữa tháng 10/2019, XK thủy sản của cả nước đạt 6,64 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính XK thủy sản...

Cá tra trước cơ hội phục hồi ở Mỹ

Nếu được áp thuế suất 0%, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ có cơ hội phục hồi nhưng cùng với đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể đối mặt với nhiều rào...

Minh Phu Seafood Corp: doanh thu xuất khẩu 8 tháng đầu năm nay đạt 424,6 triệu USD

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy Hải sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) cho biết, 8 tháng đầu năm 2019, doanh thu XK của công ty đạt 424,6 triệu USD, giảm 3,89% so với...

Công nghệ - Giải pháp nâng cao giá trị ngành tôm

Theo dự kiến của Bộ NN&PTNT, năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, xuất khẩu đạt mức 10 tỉ USD, trong đó xuất khẩu tôm phấn đấu đạt...