Bootstrap Slider
Bộ Công Thương đề xuất hàng hóa cần vận chuyển được lưu thông bình thường

Bộ Công Thương đề xuất hàng hóa cần vận chuyển được lưu thông bình thường

 08:47 02/08/2021

 

 

 

A- A A+

(vasep.com.vn) Ngày 27/7/2021, Bộ Công Thương đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng thay vì quy định danh mục hàng hóa thiết yếu thì cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19, ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh.

Cho phép hàng hóa cần vận chuyển có bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 được lưu thông như bình thường ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.

Thời gian vừa qua, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg  của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị.

Bộ Công Thương cho rằng, theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Giá năm 2012: “Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh

Ngoài ra, tại Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 03/4/2020 của Văn phòng Chính phủ đã hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19 có hướng dẫn về “Hàng hoá thiết yếu bao gồm: lương thực; thực phẩm; dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu... ”. Các tỉnh, thành phố chỉ cho phép lưu thông và kinh doanh những hàng hóa thiết yếu khi áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg tại địa phương.

Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện thống nhất các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đối với các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu khi lưu thông qua địa bàn tỉnh, thành phố, đồng thời yêu cầu các địa phương không được đặt ra các điều kiện cản trở việc lưu thông hàng hóa thiết yếu như:

Công văn 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch Covid-19.

- Bộ Công Thương: Công văn số 4349/BCT-TTTN ngày 21/7/2021 của Bộ Công Thương về việc hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

- Bộ Y tế: Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa; Công văn số 5886/BYT-MT ngày 22/7/2021 của Bộ Y tế về việc vận chuyển hàng hóa.

- Bộ Giao thông vận tải: Công văn số 5017/TCĐBVN-VT ngày 19/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc tạo thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển các loại hàng hoá thiết yếu và hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh tại các địa phương áp dụng Chỉ thị 16; Công văn số 5223/TCĐBVN-VT ngày 25/7/2021 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung liên quan đến đăng ký Giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode; Công văn số 7630/BGTVT-VT ngày 27/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Tuy nhiên, do cách hiểu cũng như tổ chức triển khai thực hiện các văn bản trên tại một số địa phương có khác nhau nên xảy ra tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào của sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của người dân nhưng không được lưu thông tại một địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Để xử lý vấn đề nêu trên và nhằm mục đích thống nhất về cách hiểu và áp dụng giữa các địa phương, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19, ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định tại Phụ lục I, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và Phụ lục II, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và các Nghị định sửa đổi Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (trừ những hàng hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép). Những hàng hóa trong Phụ lục I (Phần A) và Phụ lục II (Phần A) nêu trên chỉ được vận chuyển khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Cho phép hàng hóa cần vận chuyển có bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 được lưu thông như bình thường ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.

Thời gian vừa qua, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg  của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị.

Bộ Công Thương cho rằng, theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Giá năm 2012: “Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh

Ngoài ra, tại Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 03/4/2020 của Văn phòng Chính phủ đã hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19 có hướng dẫn về “Hàng hoá thiết yếu bao gồm: lương thực; thực phẩm; dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu... ”. Các tỉnh, thành phố chỉ cho phép lưu thông và kinh doanh những hàng hóa thiết yếu khi áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg tại địa phương.

Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện thống nhất các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đối với các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu khi lưu thông qua địa bàn tỉnh, thành phố, đồng thời yêu cầu các địa phương không được đặt ra các điều kiện cản trở việc lưu thông hàng hóa thiết yếu như:

- Công văn 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch Covid-19.

- Bộ Công Thương: Công văn số 4349/BCT-TTTN ngày 21/7/2021 của Bộ Công Thương về việc hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

- Bộ Y tế: Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa; Công văn số 5886/BYT-MT ngày 22/7/2021 của Bộ Y tế về việc vận chuyển hàng hóa.

- Bộ Giao thông vận tải: Công văn số 5017/TCĐBVN-VT ngày 19/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc tạo thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển các loại hàng hoá thiết yếu và hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh tại các địa phương áp dụng Chỉ thị 16; Công văn số 5223/TCĐBVN-VT ngày 25/7/2021 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung liên quan đến đăng ký Giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode; Công văn số 7630/BGTVT-VT ngày 27/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Tuy nhiên, do cách hiểu cũng như tổ chức triển khai thực hiện các văn bản trên tại một số địa phương có khác nhau nên xảy ra tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào của sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của người dân nhưng không được lưu thông tại một địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Để xử lý vấn đề nêu trên và nhằm mục đích thống nhất về cách hiểu và áp dụng giữa các địa phương, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19, ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định tại Phụ lục I, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và Phụ lục II, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và các Nghị định sửa đổi Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (trừ những hàng hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép). Những hàng hóa trong Phụ lục I (Phần A) và Phụ lục II (Phần A) nêu trên chỉ được vận chuyển khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Long Phú (Sóc Trăng): Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục được giữ vững

Long Phú (Sóc Trăng): Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục được giữ vững

Bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc chiến chống COVID-19

Bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc chiến chống COVID-19

Xuất khẩu tôm - Điểm sáng của ngành thủy sản

7 tháng đầu năm nay, sản lượng tôm xuất khẩu ước đạt 240.000 tấn, với giá trị gần 2,2 tỷ USD, tăng gần 16% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm...

Giá tôm hùm giảm sốc tới hơn 1 triệu đồng/kg vẫn khó bán, người nuôi khóc ròng

Do giai đoạn này là vụ chính cộng với việc giá mồi tăng cao nhiều hộ khó lòng duy trì, buộc phải bán ra với giá rẻ.

VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

VASEP đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau thời gian "3 tại chỗ"

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2019 đạt 7,1 tỷ USD

Theo Thống kê của Hải quan, tính đến giữa tháng 10/2019, XK thủy sản của cả nước đạt 6,64 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính XK thủy sản...

Cá tra trước cơ hội phục hồi ở Mỹ

Nếu được áp thuế suất 0%, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ có cơ hội phục hồi nhưng cùng với đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể đối mặt với nhiều rào...

Minh Phu Seafood Corp: doanh thu xuất khẩu 8 tháng đầu năm nay đạt 424,6 triệu USD

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy Hải sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) cho biết, 8 tháng đầu năm 2019, doanh thu XK của công ty đạt 424,6 triệu USD, giảm 3,89% so với...

Công nghệ - Giải pháp nâng cao giá trị ngành tôm

Theo dự kiến của Bộ NN&PTNT, năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, xuất khẩu đạt mức 10 tỉ USD, trong đó xuất khẩu tôm phấn đấu đạt...